HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
![]() HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
![]() Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Quỹ) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình, là một tổ chức hoạt động xã hội có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ, Quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ của Quỹ
Mục đích hoạt động: Tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua hoạt động tín dụng - tiết kiệm, lòng ghép với hỗ trợ kỹ thuật, liên kết thị trường, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Quỹ được hình thành từ nguồn vốn của chương trình tín dụng tiết kiệm Napa đã thực hiện tại: Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch và thành phố Đồng Hới, nguồn vốn từ Dự án Unilever đang thực hiện tại 3 xã của huyện Lệ Thủy, hợp phần tín dụng nông thôn giai đoạn 2 của Dự án Phân cấp Giảm nghèo (2005 - 2012) và Hợp phần 3, dịch vụ tài chính nông thôn của Dự án SRDP tỉnh, (2014 - 2018) do Tổ chức IFAD tài trợ.
Quỹ đề ra chiến lược “Phát triển bền vững và chuyên nghiệp, thông qua xây dựng và hoàn thiện bộ máy hoạt động, đồng thời nâng cao năng lực tài chính cho Quỹ”.
Chiến lược phát triển của Quỹ chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn hợp nhất và khởi sự (2013):
Tiến hành hợp nhất các nguồn vốn từ các đơn vị, tổ chức sang cho Quỹ quản lý theo một cơ chế thống nhất với nguồn vốn hơn 27,4 tỷ đồng. Tuyển dụng đội ngũ nhân viên gồm 38 cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm công tác. Đến cuối năm 2013, Quỹ đã thành lập được 5 chi nhánh, thu hút hơn 11.000 thành viên, đạt dư nợ gần 40 tỷ đồng.
Giai đoạn hoàn thiện và phát triển (2014 – 2016):
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự và hệ thống quản trị điều hành đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản trị và quản lý Quỹ, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, bền vững, tăng cường cải tiến sản phẩm, tìm kiếm nhà tài trợ, đối tác mới. Đến cuối năm 2016, Quỹ có 7 chi nhánh hoạt động tại 60 xã/ 8 huyện/ thị xã/ thành phố, đạt dư nợ: hơn 101 tỷ đồng, thu hút 19.000 thành viên tham gia. Hoạt động của Quỹ đem lại cho thành viên lợi ích về kinh tế và các lợi ích xã hội, như sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Giai đoạn Chuyên nghiệp và phát triển bền vững (Từ 2017 trở về sau):
Kiện toàn bộ máy chuyên nghiệp và phát triển bền vững, tiến tới đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế bền vững cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và thu nhập thấp. Đến cuối năm 2024, Quỹ có 7 phòng Nghiệp vụ, hoạt động tại 97 xã/8 huyện/thị xã/ thành phố, đạt dư nợ hơn 318 tỷ đồng, thu hút 20.728 thành viên tham gia.
|